Từ một thiếu uý ra trường vào năm 1951 mà đơn vị đầu tiên là Tiểu đoàn lưu động 21 (một trong những đơn vị tiền thân của Sư đoàn 1 BB sau năm 1955), ông Dzinh đã dũng cảm chiến đấu trên các chiến trường miền Trung và Cao nguyên VN với nhiều lần thương tích đầy mình.
Người sĩ quan Khoá Thủ Khoa Khóa Trần hưng Đạo đã làm cho các bạn đồng khoá hãnh diện khi mà chẳng bao lâu sau ... vào năm 1958, đã thay thế Trung tá Nguyễn văn Vĩnh nắm quyền chỉ huy SĐ 15 khinh chiến đóng tại Dục Mỹ, tiếp đó dời sư đoàn về Ban mê Thuột. Tại đây, Sư đoàn được cải danh lại là sư đoàn 23 BB. Vì thế có thể nói ông Bùi Dzinh là vị Tư lệnh đầu tiên của hai Sư đoàn 23BB (1958) và Sư đoàn 9BB (1962). Ngoài ra ông Dzinh còn là tư lệnh phó Sư đoàn 21BB (vào năm 1960) mà Đại tá Trần thiện Khiêm là Tư lệnh. Năm kế tiếp ông ta cũng là Tư lệnh phó Sư đoàn 5BB (1961) mà Đại tá Nguyễn đức Thắng là Tư lệnh; trước khi được thăng chức Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 9BB vào năm 1962; ở sư đoàn này vào thời gian đó không có Tư lệnh phó! Mà chỉ có một người bạn đồng khoá 3 VB là Trung tá Tôn thất Đông làm tham mưu trưởng (sau này là Đại tá Tỉnh trưởng tỉnh Vĩnh Bình và là dân biểu dưới thời Đệ Nhị Cộng Hoà. Ngoài ra còn có các Trung Đoàn trưởng là Thiếu tá Chương dzềnh Quay (là Chuẩn tướng tư lệnh SĐ21 BB), Thiếu tá Nguyễn Cả (sau này là Đại tá Chánh văn phòng phủ Tổng thống Nguyễn văn Thiệu)...Ngày 30/4/1975, ông Dzinh và gia đình ở lại VN vì không có phương tiện trốn chạy như bao người khác. Mặc dầu giải ngũ đã lâu ông vẫn bị nhà nước Cộng sản bắt đi cải tạo ở ngoài miền Bắc cùng với các sĩ quan cao cấp của Quân đội VNCH (Liên tục chuyển qua các trại giam Hoàng liên sơn - Yên bái - Hà nam ninh). Sau tai nạn lao động động cuối năm 1976 (xảy ra trong lúc cải tạo ở trại tù Yên Bái) do trong lúc đốn cây cho Lâm trường làm giấy bị cây đổ chạm mạnh vào đầu, nên bị trọng thương hôn mê trong suốt một tuần vì sự kiện này mà đến nay một số người tù cải tạo cùng trại những tưởng ông Dzinh đã chết rồi! vì thường xuyên các trại viên bị cách ly, phân tán và chuyển đến các trại khác nhau).
Ông được thả về cuối năm 1980, không được ở yên vì lệnh chính quyền địa phương cưỡng bức đi khu Kinh tế mới; chỉ vài tháng sau ông cùng hai người con vượt biên đến Trại tỵ nạn Thái lan bằng đường biển, cuối cùng đã quyết định đi tỵ nạn tại nước Pháp.
Tóm tắt những giòng kể trên là những điều mà tôi biết được về cha tôi ( ông Bùi Dzinh sinh năm 1929 tại làng Xuân Hòa, huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình). Ông ấy không tỏ mình ra trước mọi người; chán ghét chiến tranh và buồn thân phận lưu vong; ông không muốn nói nhiều với thế hệ con cháu về cuộc chiến tranh VN trước đây. Hầu như ông muốn giữ cho mình được một sự thanh thản ở độ tuổi 82 cho đến cuối đời; không buồn viết nhật ký hay tiểu sử đời binh nghiệp như một số quý vị tướng lãnh lưu vong thường làm (để tự đề cao mình và bôi nhọ cho người khác), bằng cách ra sách để biện hộ cho những sai lầm của họ đã gây ra vào thời kỳ trước năm 1975..
No comments:
Post a Comment