Phụng Dực – trận đánh để đời .
Ban Mê Thuột – 3/1975 .
Tiểu Đoàn 3-Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 Bộ Binh tại phi trường Phụng Dực.
Phụng Dực là tên của phi trường chính Ban Mê Thuột, nằm cách thị xã khoảng 7 km, trên đường đi Trung Hòa, Kim Châu, Lạc Thiện…
Phi trường được thành lập năm 1951 để có thể tiếp nhận các phi cơ cỡ lớn, với tên gọi phi trường Ban Mê Thuột.
Trước đó, người Pháp có lập một phi trường với phi đạo ngắn dành cho phi cơ nhỏ, nằm ngay bên trung tâm thị xã, nối với cây số ba, phục vụ cho các ông chủ đồn điền và quan chức, được đặt tên là phi trường Lạc Giao, sau này dành cho trực thăng và phi cơ thám thính nên gọi là phi trường L19.
Thời ấy, cao nguyên còn nhiều thú hoang, cọp, voi, tê giác, trâu rừng (min), cá sấu, chim phượng hoàng… còn đầy dẫy, người dân sống quanh phi trường Ban Mê Thuột đều biết hàng đàn chim phượng hoàng mỏ cứng mấy chục con ngày nào cũng quanh quẩn kiếm ăn gần phi trường, chúng dạn dĩ đến nỗi người đến đuổi cũng không sợ, chỉ chao lên mấy bước lại đáp xuống gần đó trên phi đạo.
Năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến khai mạc hội chợ Ban Mê Thuột, khi máy bay hạ cánh xuống phi trường, ông thấy một đàn chim lớn bay lên. Tổng Thống Diệm hỏi chúng là loài chim gì mà to lớn thế,
– Dạ thưa , chim phượng hoàng.
– À, chim phụng, chim phụng bay lên, vậy thì đặt tên phi trường này là “phụng dực.”
Ban Mê Thuột – 3/1975 .
Tiểu Đoàn 3-Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 Bộ Binh tại phi trường Phụng Dực.
Phụng Dực là tên của phi trường chính Ban Mê Thuột, nằm cách thị xã khoảng 7 km, trên đường đi Trung Hòa, Kim Châu, Lạc Thiện…
Phi trường được thành lập năm 1951 để có thể tiếp nhận các phi cơ cỡ lớn, với tên gọi phi trường Ban Mê Thuột.
Trước đó, người Pháp có lập một phi trường với phi đạo ngắn dành cho phi cơ nhỏ, nằm ngay bên trung tâm thị xã, nối với cây số ba, phục vụ cho các ông chủ đồn điền và quan chức, được đặt tên là phi trường Lạc Giao, sau này dành cho trực thăng và phi cơ thám thính nên gọi là phi trường L19.
Thời ấy, cao nguyên còn nhiều thú hoang, cọp, voi, tê giác, trâu rừng (min), cá sấu, chim phượng hoàng… còn đầy dẫy, người dân sống quanh phi trường Ban Mê Thuột đều biết hàng đàn chim phượng hoàng mỏ cứng mấy chục con ngày nào cũng quanh quẩn kiếm ăn gần phi trường, chúng dạn dĩ đến nỗi người đến đuổi cũng không sợ, chỉ chao lên mấy bước lại đáp xuống gần đó trên phi đạo.
Năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến khai mạc hội chợ Ban Mê Thuột, khi máy bay hạ cánh xuống phi trường, ông thấy một đàn chim lớn bay lên. Tổng Thống Diệm hỏi chúng là loài chim gì mà to lớn thế,
– Dạ thưa , chim phượng hoàng.
– À, chim phụng, chim phụng bay lên, vậy thì đặt tên phi trường này là “phụng dực.”
Phi trường mang tên Phụng Dực là từ đó.
Trung Đoàn 53 BB đến đóng quân tại B50 gần bên phi trường Phụng Dực vào đầu tháng 3 năm 1975, Đây là một căn cứ có chu vi trên một cây số, trước đây là một trại lực lượng đặc biệt của Mỹ nên công sự được xây cất rất kiên cố, có tất cả 11 hầm đủ sức chịu đựng được đạn pháo 130 ly, xung quanh có xếp bao cát cao làm thành những ụ chiến đấu cá nhân. Ngoài xa là một vòng đai hàng rào kẽm gai nhiều lớp bao bọc.
Thực ra trung đoàn đến Phụng Dực để dưỡng quân sau trận Dak Song dữ dội vùng biên giới Việt-Miên gần Đức Lập. Tại đây luân phiên chỉ một tiểu đoàn trấn đóng cùng bộ chỉ huy trung đoàn, hai tiểu đoàn khác phải hành quân bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc tấn công giành dân lấn đất liên tục của cộng quân, dù hai bên đã ký hiệp định đình chiến Paris ngày 27 tháng 1, 1973.
Chiến sự bắt đấu quyết liệt suốt 7 ngày đêm cố thủ Căn cứ B-50 Phi Trường Phụng Duc - Ban Mê Thuột DakLak .
Trưa ngày 10 tháng 3, 1975 cùng lúc với trận cường tập vào thị xã Ban Mê Thuột , Trung Đoàn 25 chính qui CS tấn công Phụng Dực, nhưng Trung Tá Võ Ân, trung đoàn trưởng 53 BB, chỉ với một tiểu đoàn 3/53, nhờ các công sự vững chắc, đã chống trả rất anh dũng các đợt tấn công bằng xe tăng T54, đại pháo 122 ly và 130 ly của địch, cộng quân đã bị đánh bại phải rút lui bỏ lại trận địa gần 200 xác, 4 chiếc T54 bị cháy cùng nhiều vũ khí.
Ngày 12 tháng 3, Sư Đoàn 320 CS củng cố xong vị trí chiếm được tại thị xã Ban Mê Thuột, bắt đầu tiếp tục tấn công vào phi trường Phụng Dực. Trung Tá Võ Ân ban lệnh cố thủ và chỉ thị cho các binh sĩ tiết kiệm đạn dược, anh ra lệnh cho thu nhặt súng đạn B40, B41 của địch, bắn cháy thêm nhiều chiến xa của Cộng quân.
Ngày 14 tháng 3, trong lúc bay chiếc phi cơ nhỏ U 17 để trực tiếp điều quân, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú qua máy truyền tin liên lạc, đã thông báo đặc cách mặt trận cho anh lên đại tá, vị đại tá duy nhất của các sĩ quan khóa 12 Thủ Đức.
Ngày 15 tháng 3, địch tung thêm Sư Đoàn 316 CS vào trận địa, chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng, dứt điểm tuyến phòng thủ đã tơi tả của Trung Đoàn 53. Đại Tá Võ Ân cùng đồng đội vẫn không nao núng, đánh một trận thật đẹp để đời.
Đến khi phi vụ thả dù tiếp tế cuối cùng vì phòng không địch quá rát, đã thả từ độ cao rất lớn, rơi quá xa vị trí, đến tận hồ trung tâm thực nghiệm, lương thực và đạn dược đều đã cạn kiệt. Cùng lúc có lệnh từ sư đoàn, buộc đơn vị rời khỏi căn cứ. Những chiến sĩ Trung Đoàn 53 đành phân tán trong bóng đêm, bỏ lại sau lưng trận chiến anh hùng trong lịch sử Ban Mê Thuột - DakLak .
Trung Đoàn 53 BB đến đóng quân tại B50 gần bên phi trường Phụng Dực vào đầu tháng 3 năm 1975, Đây là một căn cứ có chu vi trên một cây số, trước đây là một trại lực lượng đặc biệt của Mỹ nên công sự được xây cất rất kiên cố, có tất cả 11 hầm đủ sức chịu đựng được đạn pháo 130 ly, xung quanh có xếp bao cát cao làm thành những ụ chiến đấu cá nhân. Ngoài xa là một vòng đai hàng rào kẽm gai nhiều lớp bao bọc.
Thực ra trung đoàn đến Phụng Dực để dưỡng quân sau trận Dak Song dữ dội vùng biên giới Việt-Miên gần Đức Lập. Tại đây luân phiên chỉ một tiểu đoàn trấn đóng cùng bộ chỉ huy trung đoàn, hai tiểu đoàn khác phải hành quân bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc tấn công giành dân lấn đất liên tục của cộng quân, dù hai bên đã ký hiệp định đình chiến Paris ngày 27 tháng 1, 1973.
Chiến sự bắt đấu quyết liệt suốt 7 ngày đêm cố thủ Căn cứ B-50 Phi Trường Phụng Duc - Ban Mê Thuột DakLak .
Trưa ngày 10 tháng 3, 1975 cùng lúc với trận cường tập vào thị xã Ban Mê Thuột , Trung Đoàn 25 chính qui CS tấn công Phụng Dực, nhưng Trung Tá Võ Ân, trung đoàn trưởng 53 BB, chỉ với một tiểu đoàn 3/53, nhờ các công sự vững chắc, đã chống trả rất anh dũng các đợt tấn công bằng xe tăng T54, đại pháo 122 ly và 130 ly của địch, cộng quân đã bị đánh bại phải rút lui bỏ lại trận địa gần 200 xác, 4 chiếc T54 bị cháy cùng nhiều vũ khí.
Ngày 12 tháng 3, Sư Đoàn 320 CS củng cố xong vị trí chiếm được tại thị xã Ban Mê Thuột, bắt đầu tiếp tục tấn công vào phi trường Phụng Dực. Trung Tá Võ Ân ban lệnh cố thủ và chỉ thị cho các binh sĩ tiết kiệm đạn dược, anh ra lệnh cho thu nhặt súng đạn B40, B41 của địch, bắn cháy thêm nhiều chiến xa của Cộng quân.
Ngày 14 tháng 3, trong lúc bay chiếc phi cơ nhỏ U 17 để trực tiếp điều quân, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú qua máy truyền tin liên lạc, đã thông báo đặc cách mặt trận cho anh lên đại tá, vị đại tá duy nhất của các sĩ quan khóa 12 Thủ Đức.
Ngày 15 tháng 3, địch tung thêm Sư Đoàn 316 CS vào trận địa, chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng, dứt điểm tuyến phòng thủ đã tơi tả của Trung Đoàn 53. Đại Tá Võ Ân cùng đồng đội vẫn không nao núng, đánh một trận thật đẹp để đời.
Đến khi phi vụ thả dù tiếp tế cuối cùng vì phòng không địch quá rát, đã thả từ độ cao rất lớn, rơi quá xa vị trí, đến tận hồ trung tâm thực nghiệm, lương thực và đạn dược đều đã cạn kiệt. Cùng lúc có lệnh từ sư đoàn, buộc đơn vị rời khỏi căn cứ. Những chiến sĩ Trung Đoàn 53 đành phân tán trong bóng đêm, bỏ lại sau lưng trận chiến anh hùng trong lịch sử Ban Mê Thuột - DakLak .
MỘT PHÚT MẶC NIỆM CHO ANH HÙNG ĐẠI TÁ VÕ ÂN VÀ CÁC CHIẾN SĨ QLVNCH VỊ QUỐC VONG THÂN . HY SINH VÌ QUỐC GIA DÂN TỘC VIỆT NAM .
Ngày thứ hai của cuộc tấn công 11-3-1975 , quân CS tung ra sư đoàn tổng trừ bị 316 vào mặt trận với ý định tiêu diệt Trung Đoàn 53 bộ binh VNCH . Cuộc tấn công này diễn ra từ lúc sáng sớm , với lực lượng CS đông hơn gấp 10 lần so với quân trấn thủ VNCH , cùng với xe tăng và pháo kích rất dữ dội . Khoảng hai giờ đầu giao tranh trung đoàn 53 đã báo cáo bị thiệt hại rất nặng .
Lúc 7 giờ 45 sáng 11-3-1975 , bên ngoài bản doanh tư lệnh Mặt Trận Ban Mê Thuột có tới 10 xe tăng T-54 bắn thẳng vào bản doanh của sư đoàn 23 BB .<BR/. Tình hình mặt trận Ban Mê Thuột rất nguy ngập .
Khoảng 7 giờ 55 sáng , hai oanh tạc cơ A-37 của không quân VNCH từ Nha Trang thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân xuất hiện , bắt đầu tấn công các xe tăng quân CS xung quanh vành đai phòng thủ bản doanh sư đoàn 23 BB .
Ngay phút đầu tiên , phi tuần Ạ-37 đã bắn hạ 3 xe tăng của quân CS đang bao vây .
Nhưng đến 5 phút sau , vào 8 giờ sáng thì hai trái bom của phi tuần ấy lại thả trúng vào hầm bộ tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột của sư đoàn 23 , và bộ chỉ huy truyền tin của mặt trận DakLak .
Điều bất hạnh và bất ngờ này đã tiêu hủy mọi thứ máy vô tuyến tầm xa của bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB .
Kể từ phút ấy , bộ tư lệnh Quân Đoàn 2 tại PleiKu hoàn toàn mất liên lạc với cuộc chiến đấu của Quân Lực VNCH tại thị xã Ban Mê Thuột .
Đến trưa ngày 11-3-1975 , quân CS tràn ngập phần còn lại của bản doanh sư đoàn 23 Bộ Binh VNCH và có khá nhiều sĩ quan VNCH bị bắt sống tại mặt trận .
Giờ đây chỉ còn đơn độc Trung Đoàn 53 - Sư Đoàn 23 BB dưới sự chỉ huy của Trung Đoàn Trưởng-Trung Tá Võ Ân - Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức - Khóa 12 ,đã chiến đấu dũng mãnh và bất khuất bên trong những đống gạch đổ nát của mặt trận Ban Mê Thuột , để bảo vệ phòng tuyến sân bay Phụng Dực căn cứ B-50 : 7Km phía đông -đông bắc thị xã Ban Mê Thuột -DakLak .
Sau khi bị Trung Đoàn 53 gây thiệt hại nặng nề tại trận , quân CS để lại trên 300 xác bộ đội nằm rải rác trên tuyến phòng thủ Phụng Dực. Sư đoàn 320 CS đã rút lui về tuyến sau và sư đoàn 316 CS được thay thế .
Trận đánh đẫm máu diễn ra từ 5 giờ sáng ngày 11-3-1975 . Trong 45 phút đầu , các binh sĩ của Trung Đoàn 53 bị tê liệt trong các chiến hào vì trận mưa pháo dọn đường của hàng loạt đại bác 130 ly .Trong không khí mù mịt vì khói của đạn đại bác , quân CS mở cuộc xung phong tràn ngập . Trung Đoàn 53 bắn gục rất nhiều quân CS của sư đoàn 316 , nhưng bộ đội CS vẫn tiếp tục nhào tới hết lớp này tới lớp khác . Trận chiến kinh khủng này kéo dài tới 160 phút. Số thương vong của Trung Đoàn 53 lên tới gần 200 binh sĩ VNCH .Đến lúc này , Trung Đoàn 53 VNCH chỉ còn hơn 500 binh sĩ , nhưng họ tiếp tục chiến đấu , mặc dầu không được yểm trợ hỏa lực , không được thay thế và không được nghỉ ngơi .Họ đã chiến đấu đầy đủ 24 giờ một ngày,và các binh sĩ của Trung Đoàn 53 đã phải sử dụng ngay cả súng đạn chiếm được của quân CS trong ngày giao tranh đầu tiên để đánh trả, để đối đầu với cả ngàn bộ đội CS đang sung sức và khí thế của những kẻ vừa chiếm được Ban Mê Thuột , và mỗi một binh sĩ Trung Đoàn 53 nằm xuống thì không hy vọng một binh sĩ nào ở phía sau đến thay thế .
Ngày 17-3-1975 , lúc 7 giờ 40 sáng quân CS dùng pháo binh 130 ly và 122 ly bắn chuẩn bị hàng ngàn trái đại bác vào vị trí phòng thủ của các binh sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh . Trời đất tưởng như rung chuyển vì sức nổ của hàng loạt đại bác tác xạ cự ly gần . Sau hơn một giờ nã pháo dữ dội , quân CS đưa hàng đoàn xe tăng T-54 tiến tới , cày nát phi đạo của sân bay Phụng Dực. Các chiến sĩ anh hùng của Trung Đoàn 53 tiếp tục chống cự đến viên đạn cuối cùng ,sau khi phi vụ tiếp viện cuối cùng thả ra ngoài vành đai phòng thủ của căn cứ B-50-Phụng Dực.
Đến 11 giờ 30 sáng ngày 17-3-1975 tiếng súng im tại mặt trận sân bay Phụng Dực, trong khói bụi mịt mù ...Trung Đoàn 53 , hình như không còn một quân nhân nào sống sót sau trận tấn công man rợ này. Không ai tìm được những binh sĩ nào còn sống sót hoặc bị thương của Trung Đoàn 53 . Dường như họ đã tan vào lòng đất Mẹ Việt Nam rồi .
Nhưng bất ngờ ngày 19-3-1975 , 16 quân nhân còn sống sót của Trung Đoàn 53 - Sư Đoàn 23 Bộ Binh đã băng rừng núi về được tới sân bay Phước An , cách thị xã Ban Mê Thuột khoảng 30 Km về phía đông nằm cạnh Quốc Lộ 21 theo hướng Tây - Đông , nơi đây Quân Lực VNCH vẫn còn kiểm soát được tình hình . Các chiến sĩ của Trung Đoàn 53 - Sư Đoàn 23 BB đã tiếp tục nhận nhiệm vụ chiến đấu , trong cuộc phản công chống trả quân CS trên QL 21 .
Mang trên vai Trách Nhiệm là chiến đấu cho Danh Dự của Quân Lực VNCH , các chiến sĩ còn lại của Trung Đoàn 53 - Sư Đoàn 23 BB tiếp tục chiến đấu chống trả Sư Đoàn 10 CS trong cuộc phản công tái chiếm thị xã Ban Mê Thuột .Sau đó Trung Tá Võ Ân được vinh thăng Đại Tá . Đến những ngày giữa tháng 4.1975 Đại Tá Võ Ân được giao trách nhiệm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 47 thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh tái trang bị , do Thiếu Tướng Phan Đình Niệm làm tư lệnh , trực thuộc Quân Đoàn 3 . Đại Tá Võ Ân vẫn tiếp tục hành quân , chiến đấu những ngày cuối cùng trên khu vực Bến Lức tỉnh Long An ./.
Ngày thứ hai của cuộc tấn công 11-3-1975 , quân CS tung ra sư đoàn tổng trừ bị 316 vào mặt trận với ý định tiêu diệt Trung Đoàn 53 bộ binh VNCH . Cuộc tấn công này diễn ra từ lúc sáng sớm , với lực lượng CS đông hơn gấp 10 lần so với quân trấn thủ VNCH , cùng với xe tăng và pháo kích rất dữ dội . Khoảng hai giờ đầu giao tranh trung đoàn 53 đã báo cáo bị thiệt hại rất nặng .
Lúc 7 giờ 45 sáng 11-3-1975 , bên ngoài bản doanh tư lệnh Mặt Trận Ban Mê Thuột có tới 10 xe tăng T-54 bắn thẳng vào bản doanh của sư đoàn 23 BB .<BR/. Tình hình mặt trận Ban Mê Thuột rất nguy ngập .
Khoảng 7 giờ 55 sáng , hai oanh tạc cơ A-37 của không quân VNCH từ Nha Trang thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân xuất hiện , bắt đầu tấn công các xe tăng quân CS xung quanh vành đai phòng thủ bản doanh sư đoàn 23 BB .
Ngay phút đầu tiên , phi tuần Ạ-37 đã bắn hạ 3 xe tăng của quân CS đang bao vây .
Nhưng đến 5 phút sau , vào 8 giờ sáng thì hai trái bom của phi tuần ấy lại thả trúng vào hầm bộ tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột của sư đoàn 23 , và bộ chỉ huy truyền tin của mặt trận DakLak .
Điều bất hạnh và bất ngờ này đã tiêu hủy mọi thứ máy vô tuyến tầm xa của bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB .
Kể từ phút ấy , bộ tư lệnh Quân Đoàn 2 tại PleiKu hoàn toàn mất liên lạc với cuộc chiến đấu của Quân Lực VNCH tại thị xã Ban Mê Thuột .
Đến trưa ngày 11-3-1975 , quân CS tràn ngập phần còn lại của bản doanh sư đoàn 23 Bộ Binh VNCH và có khá nhiều sĩ quan VNCH bị bắt sống tại mặt trận .
Giờ đây chỉ còn đơn độc Trung Đoàn 53 - Sư Đoàn 23 BB dưới sự chỉ huy của Trung Đoàn Trưởng-Trung Tá Võ Ân - Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức - Khóa 12 ,đã chiến đấu dũng mãnh và bất khuất bên trong những đống gạch đổ nát của mặt trận Ban Mê Thuột , để bảo vệ phòng tuyến sân bay Phụng Dực căn cứ B-50 : 7Km phía đông -đông bắc thị xã Ban Mê Thuột -DakLak .
Sau khi bị Trung Đoàn 53 gây thiệt hại nặng nề tại trận , quân CS để lại trên 300 xác bộ đội nằm rải rác trên tuyến phòng thủ Phụng Dực. Sư đoàn 320 CS đã rút lui về tuyến sau và sư đoàn 316 CS được thay thế .
Trận đánh đẫm máu diễn ra từ 5 giờ sáng ngày 11-3-1975 . Trong 45 phút đầu , các binh sĩ của Trung Đoàn 53 bị tê liệt trong các chiến hào vì trận mưa pháo dọn đường của hàng loạt đại bác 130 ly .Trong không khí mù mịt vì khói của đạn đại bác , quân CS mở cuộc xung phong tràn ngập . Trung Đoàn 53 bắn gục rất nhiều quân CS của sư đoàn 316 , nhưng bộ đội CS vẫn tiếp tục nhào tới hết lớp này tới lớp khác . Trận chiến kinh khủng này kéo dài tới 160 phút. Số thương vong của Trung Đoàn 53 lên tới gần 200 binh sĩ VNCH .Đến lúc này , Trung Đoàn 53 VNCH chỉ còn hơn 500 binh sĩ , nhưng họ tiếp tục chiến đấu , mặc dầu không được yểm trợ hỏa lực , không được thay thế và không được nghỉ ngơi .Họ đã chiến đấu đầy đủ 24 giờ một ngày,và các binh sĩ của Trung Đoàn 53 đã phải sử dụng ngay cả súng đạn chiếm được của quân CS trong ngày giao tranh đầu tiên để đánh trả, để đối đầu với cả ngàn bộ đội CS đang sung sức và khí thế của những kẻ vừa chiếm được Ban Mê Thuột , và mỗi một binh sĩ Trung Đoàn 53 nằm xuống thì không hy vọng một binh sĩ nào ở phía sau đến thay thế .
Ngày 17-3-1975 , lúc 7 giờ 40 sáng quân CS dùng pháo binh 130 ly và 122 ly bắn chuẩn bị hàng ngàn trái đại bác vào vị trí phòng thủ của các binh sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh . Trời đất tưởng như rung chuyển vì sức nổ của hàng loạt đại bác tác xạ cự ly gần . Sau hơn một giờ nã pháo dữ dội , quân CS đưa hàng đoàn xe tăng T-54 tiến tới , cày nát phi đạo của sân bay Phụng Dực. Các chiến sĩ anh hùng của Trung Đoàn 53 tiếp tục chống cự đến viên đạn cuối cùng ,sau khi phi vụ tiếp viện cuối cùng thả ra ngoài vành đai phòng thủ của căn cứ B-50-Phụng Dực.
Đến 11 giờ 30 sáng ngày 17-3-1975 tiếng súng im tại mặt trận sân bay Phụng Dực, trong khói bụi mịt mù ...Trung Đoàn 53 , hình như không còn một quân nhân nào sống sót sau trận tấn công man rợ này. Không ai tìm được những binh sĩ nào còn sống sót hoặc bị thương của Trung Đoàn 53 . Dường như họ đã tan vào lòng đất Mẹ Việt Nam rồi .
Nhưng bất ngờ ngày 19-3-1975 , 16 quân nhân còn sống sót của Trung Đoàn 53 - Sư Đoàn 23 Bộ Binh đã băng rừng núi về được tới sân bay Phước An , cách thị xã Ban Mê Thuột khoảng 30 Km về phía đông nằm cạnh Quốc Lộ 21 theo hướng Tây - Đông , nơi đây Quân Lực VNCH vẫn còn kiểm soát được tình hình . Các chiến sĩ của Trung Đoàn 53 - Sư Đoàn 23 BB đã tiếp tục nhận nhiệm vụ chiến đấu , trong cuộc phản công chống trả quân CS trên QL 21 .
Mang trên vai Trách Nhiệm là chiến đấu cho Danh Dự của Quân Lực VNCH , các chiến sĩ còn lại của Trung Đoàn 53 - Sư Đoàn 23 BB tiếp tục chiến đấu chống trả Sư Đoàn 10 CS trong cuộc phản công tái chiếm thị xã Ban Mê Thuột .Sau đó Trung Tá Võ Ân được vinh thăng Đại Tá . Đến những ngày giữa tháng 4.1975 Đại Tá Võ Ân được giao trách nhiệm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 47 thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh tái trang bị , do Thiếu Tướng Phan Đình Niệm làm tư lệnh , trực thuộc Quân Đoàn 3 . Đại Tá Võ Ân vẫn tiếp tục hành quân , chiến đấu những ngày cuối cùng trên khu vực Bến Lức tỉnh Long An ./.
Sưu tầm.
No comments:
Post a Comment