Thật
là vui mừng khi gặp lại Nam, người bạn phế binh đồng thời cũng là bạn
học cũ năm xưa. Lúc này gương mặt của Nam sạm nắng đầy vẻ phong trần,
tóc của Nam cũng đã bạc màu, ngả sang màu trắng. Cách ăn mặc của Nam
cũng đã thay đổi, tươm tất hơn và không còn luộm thuộm như xưa. Đêm nay
khí trời mát mẻ, biết Nam thích uống trà tôi đã pha trà đặc biệt mời Nam
uống. Hai chúng tôi ngồi trước hàng hiên nhà miên man nói chuyện, nói
đến quá nửa khuya vẫn chưa ai cảm thấy buồn ngủ. Nam kể lại những chuyện
trong hiện tại, tôi nhắc đến những chuyện ngày xưa, chuyện mấy chục năm
về trước mà hai chúng tôi đã trải qua.
* * *
Vào giữa thập
niên 60, chiến tranh lan rộng khắp lãnh thổ. Báo chí loan tin quân cộng
sản miền Bắc đã xâm nhập vào Nam càng ngày càng nhiều, nhiều trận đánh
lớn đã xảy ra ác liệt từ các vùng đồi núi trên cao nguyên xuống tận các
tỉnh duyên hải và đồng bằng sông Cửu Long. Thành thị và nông thôn không
còn nơi nào yên bình được nữa. Lúc đó Nam và tôi đang còn là học sinh
trường trung học công lập, hai chúng tôi học chung lớp với nhau từ năm
đệ thất. Bạn học của tôi nhiều đứa đã nhận được lệnh động viên lên đường
nhập ngũ, riêng Nam cùng với Minh Tề và Vượng thì làm đơn tình nguyện.
Chỉ
còn vài ngày nữa là Nam lên đường và cho chúng tôi biết sẽ vào Trại
Nhập Ngũ số 3. Tôi cùng vài bạn thân tiễn Nam bằng một chầu cà phê ở
quán Năm Dưỡng. Mấy tháng sau tôi nhận được thơ của Nam cho hay đã được
đổi về miền giới tuyến Quảng Trị. Năm sau, tôi cũng nối tiếp bước chân
Nam vào Trại Nhập Ngũ số 3. Ra trường, tôi được thuyên chuyển về vùng
Bạc Liêu. Ở đó hơn một tháng, tôi được lệnh hoán chuyển về bộ tư lệnh sư
đoàn đóng quân tại Cà Mau. Từ ấy chúng tôi không còn liên lạc với nhau
nữa vì mỗi đứa ở một nơi, xa cách ngàn trùng.
Theo lời Nam kể
lại, vào xế chiều ngày 1-5-1975, sau khi những người cuối cùng trong
trại thu xếp đồ đạc chuẩn bị về nhà, một tiếng nổ vang ầm từ ngoài sân
vọng vào, ai nấy đều giật mình. Một phế binh mếu máo chạy vào báo tin
hai anh bạn cụt hai chân ngồi chung trong chiếc xe lăn đã ôm một trái
lựu đạn tự sát. Lúc đó Nam có nghe người bạn phế binh nhắc đến tên hai
anh đó nhưng vì tâm thần bất an nên đã quên tên. Có người nghe lời trăn
trối cuối cùng của hai anh trước khi tự sát kể lại rằng các anh quá thất
vọng và chán chường vì đã mất tất cả, các anh không muốn sống chung với
cộng sản nên đã quyết định bung chốt lựu đạn cùng nhau đi vào cõi chết.
Nam nói họ đúng là những con người đầy nghĩa khí, bất khuất không muốn
đầu hàng quân địch. Toán bộ đội gác cửa chạy vào, mắng chửi những anh em
còn lại và xô đẩy tất cả mọi người ra ngoài để lục soát, truy tìm vũ
khí. Từ đó phòng nào cũng có một bộ đội đứng gác và thúc dục những người
còn lại thu dọn đồ ra đi.
Nam cũng cho tôi biết ca sĩ Vân Sơn
đã tự sát. Trước đó tôi đã có nghe nhiều tin đồn về anh, mỗi người thêu
dệt một cách, có người nói lộn cả tên anh. Thực là ca sĩ Vân Sơn trong
ban nhạc AVT đã nhảy xuống sông Thị Nghè tự vẫn. Ban nhạc AVT gồm có ba
người là Vân Sơn, Tuấn Đăng, Lữ Liên, đó là ban tam ca nổi tiếng về
những ca khúc châm biếm sâu sắc nhẹ nhàng.
Sau vài ngày ở chơi
với tôi, Nam và đứa con trai giã từ tôi về lại quê cũ sống nhờ người chị
thứ ba chờ thời. Đời sống vùng quê Nam lúc ấy còn thấp kém lắm. Tất cả
ruộng rẫy đều phải vào hợp tác xã, làm ăn tập thể chứ không được làm cá
nhân. Gia đình chị Ba của Nam cũng như bao gia đình nghèo khó khác lâm
vào hoàn cảnh khó khăn, phải ăn độn. Cả nhà làm quần quật suốt ngày mới
có miếng ăn. Nam cảm thấy không khí ở đây ngột ngất khó chịu vô cùng.
Mặc dù là người tàn tật, Nam vẫn không được chính quyền cho mua gạo giá
chính thức, phải mua gạo giá chợ đen. Biết ở nơi này khó sống, không
thích hợp với hoàn cảnh của mình, Nam xin phép chị dẫn con trở về thành
phố sinh sống.
Ban đầu Nam có ý định đi lậu vé để đỡ tốn tiền, bớt
đồng nào hay đồng nấy. Trong túi Nam chỉ còn chút ít tiền, không đủ chi
dụng khi vào đến Sài Gòn. Hàng ngày, thằng con nhỏ dẫn Năm đi xin ăn từ
làng này sang làng nọ dọc theo quốc lộ. Cứ như thế, ban ngày đi ăn xin,
chiều về hai cha con kiếm các sạp chợ, hoặc các hàng hiên tạm ngủ qua
đêm. Đi đường mệt nhọc, Nam dừng lại ở một vùng nào đó để nghỉ ngơi, có
khi kéo dài khoảng một tuần lễ, vì vậy ròng rã hơn cả hai tháng Nam cùng
con mới về đến Sài Gòn.
Trở về căn nhà cũ ở làng phế binh, bộ đội
gác cửa đuổi hai cha con đi. Nam sực nhớ tới một người bạn ở một xóm nhỏ
trong khu ổ chuột gần cầu Chữ Y, quận 8. Gặp lại bạn cũ, gia đình anh
vui vẻ chia sẻ với Nam căn nhà chật hẹp. Đời sống dân chúng ngày càng
khó khăn, một số dân trong xóm đã đi vùng kinh tế mới, những người còn
lại sống khắc khoải trong cảnh nghèo khó, ngày hai bữa ăn độn bobo. Mặc
dù thiếu thốn, tinh thần đùm bọc chòm xóm vẫn mặn mà.
Với thân
phận mù lòa và con còn nhỏ dại, Nam phải làm nghề gì đây để mưu cầu cuộc
sống, trong khi đó ngoài xã hội biết bao nhiêu người lành lặn kiếm việc
không ra. Tiền cấp dưỡng phế binh đã bị cúp từ lâu, Nam đành chấp nhận
số kiếp ăn xin. Mỗi lần đi xin là mỗi lần tủi hổ, sáng sáng hai cha con
lê lết từ quận này sang quận nọ, từ ngày này sang tháng nọ, van xin
người dưng bố thí. Ròng rã hơn mười năm đi ăn xin cùng với cha, vui buồn
lẫn lộn có nhau, thằng con Nam nay đã lớn. Tội nghiệp cho nó, vừa mới
ra đời chưa được bao lâu thì bị mẹ bỏ rơi, cha thì tàn phế. Đáng lẽ nó
phải được hưởng sự hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò, hăng hái chạy nhảy
tung tăng vui đùa cùng chúng bạn bè đồng trang lứa, nhưng nó không có
may mắn đó. Tuổi thơ của nó chỉ biết nghèo hèn và tủi nhục, cuộc đời trẻ
thơ đã sớm trải qua gió bụi phong trần, chưa bao giờ biết đến mộng mơ.
Cũng chính nhờ đó đứa con của Nam đã hiểu cuộc đời sớm hơn những đứa trẻ
cùng trang lứa.
Thấy con nhiều lần biết ngập ngừng trong lời ăn
tiếng nói khi gặp người quen thấy nó dẫn cha đi ăn xin, Nam biết con
mình đã lớn. Không thể dẫn con đi theo mình như vậy được nữa, chỉ làm
cho nó thêm mặc cảm, Nam gởi con vào nhà người anh họ, nhờ giúp tìm cho
nó học một nghề để tự lập tiến thân. Hàng ngày Nam rong ruổi một mình,
cầm gậy đi qua các đường phố rao bán vé số để dành tiền cho con học
nghề. Nam chỉ mong sao cho tương lai của con được tốt đẹp vinh hiển để
bù đắp những ngày thơ ấu, xa mẹ, thiếu thốn và khổ nhọc, và nhất là
không phải sống tủi nhục như cha nó.
Về phần tôi, hơn hai năm
qua vì mãi bận rộn với miếng cơm manh áo, tôi chưa có dịp vào thăm anh
Nhứt Mù, nhà ở Thủ Đức cách nơi tôi ở không xa. Một ngày nọ nắng trời
dịu xuống, tôi rủ thằng bạn cùng vào thăm anh Nhứt Mù. Anh Nhứt là bạn
thân của Nam cùng nằm chung phòng trong bệnh viện ở miền Trung và cũng
là thân quen với tôi từ nhiều năm qua. Trong lần từ giã trước biến cố
30-4-1975, Nam chí tình dặn bảo tôi thỉnh thoảng phải tới thăm anh Nhứt
cùng gia đình, nếu giúp được gì thì cứ giúp, đời sống gia đình anh rất
khó khăn. Đón xe Lam tới nhà anh, chúng tôi mất hơn nửa tiếng. Tới đầu
con xóm nhỏ hỏi thăm gia đình anh Nhứt Mù ai cũng biết. Nhà của anh cách
nghĩa địa không xa bao nhiêu, đứng ngoài đường cái nhìn vào những chòm
mả thấy được căn nhà của anh thấp thoáng sau mấy hàng cây khuynh diệp.
Đường
đi vào nhà anh Nhứt Mù quanh co, gập ghềnh mô đất và ổ gà. Vào những
ngày trời mưa, đường đi càng trơn trợt, lầy lội và bùn sình. Chúng tôi
đi lần vào tới trước nhà, cỏ mọc hoang dại, tràn lan ở phía ngoài sân vì
không có ai phát cỏ. Căn nhà của anh Nhứt từ lâu lắm rồi không được tu
sửa nên có phần xiêu vẹo. Vách nhà bằng lá đã mục nát, mấy miếng nẹp cây
cột bị lệch lạc vì sút dây kẽm. Mái nhà lợp bằng tôn thiếc, nhiều tấm
đã rỉ sét, có tấm lủng lỗ chỗ. Mỗi khi trời mưa, căn nhà bị ngập ướt
nước. Nhà anh Nhứt bây giờ trống trước trống sau, không có tủ thờ, bàn
ghế và bộ ván ngựa như năm xưa. Anh đã bán lần hồi những đồ đạc có giá
để lấy tiền mua gạo nuôi đàn con thơ dại. Hai ba chiếc ghế sút gọng, gãy
chân được chấp vá bằng mảnh cây tạp nhạp, đặt dựa vách nhà. Một cái
giường cũ kỹ, giát giường kêu cọt kẹt lúc lắc mỗi khi ngồi lên, được để
nằm sát cửa sổ, đây là nơi duy nhất để đón tiếp khách, bè bạn. Ngoài ra
căn nhà không còn một vật dụng gì nữa. Đỡ một chút là nền nhà được tô
láng bằng xi-măng, tối đến cả nhà trải chiếu trên nền nằm lăn ra ngủ.
Anh
Nhứt là lính Sư Đoàn 25 Bộ Binh, bị mù hai mắt vì mảnh đạn B40. Sau khi
giải ngũ, anh được chính phủ cấp dưỡng chu đáo, về sau có người bà con
cảm thương tình cảnh bảo anh về đây cất nhà mà ở thay vì vào làng phế
binh. Từ đó gia đình anh về trong căn nhà vách lá, mái tôn trong mảnh
đất đầy ao vũng. Dân cư trong xóm lúc đó còn thưa thớt, nhà ở cách
khoảng, mọi người đều thương mến gia đình anh vì anh ăn ở hết lòng với
họ. Anh Nhứt trước khi bị trọng thương có ba đứa con được sinh ra trong
một trại gia binh, khi giải ngũ về xóm này ở thì sinh thêm ba đứa khác,
như vậy anh có cả thảy sáu đứa con.
Nghe tiếng tôi gọi oang oang
ngoài cửa, anh Nhứt lăng xăng bước ra ngoài cửa mà không cần ai dẫn
dắt, y như một người sáng mắt. Anh mừng rỡ, nói năng liền miệng, tay dẫn
tôi vào nhà, sai con nấu nước rồi tự tay pha trà, rót ra chén một cách
thành thạo, vừa đủ không tràn nước. Bạn tôi khẽ mỉm cười rồi ngó tôi gật
đầu tỏ ý phục. Anh Nhứt nói từ lâu không có ai vô thăm nên có hơi buồn,
nay có chúng tôi đến lòng anh vui lắm, quyết giữ chúng tôi ở lại chơi
thật lâu không cho về sớm. Nét mặt anh rạng rỡ, cười nói nhiều hơn mọi
ngày.
Mái tóc anh Nhứt Mù đã trở màu muối tiêu, gương mặt anh
sạm đen vì nắng gió, vầng trán in hằn nhiều nếp nhăn, cuộc đời khổ cực
lam lũ đã làm anh già trước tuổi. Từ bao năm qua anh không đầu hàng hoàn
cảnh, đã làm đủ mọi việc để có tiền nuôi sống vợ con, mặc dù bản thân
bị mù lòa. Anh với lấy cái túi để sẵn trên đầu giường, bóc mở mấy lớp
bao ny lông, đưa cho tôi cuộn giấy mà anh cất giữ. Anh cầm khoe với tôi
xấp giấy màu trắng đục bằng giọng tự hào: "Nè, coi đi. Giấy tờ chứng
thương của tui vẫn còn nguyên đây nè". Anh kể có lần chính quyền xã bảo
anh là lính chế độ ngụy phải nộp tất cả giấy tờ liên hệ, anh khước từ
khéo léo và lờ đi nên bây giờ mới còn đầy đủ giấy tờ: nào là giấy giải
ngũ, giấy cáo tri, giấy khen thưởng, bằng Anh Dũng Bội Tinh ngôi sao
đồng, anh còn giữ cả sổ cấp dưỡng phế binh nữa. Tôi có biết một số anh ở
những vùng xa đã bị bắt buộc nộp các loại giấy tờ lính tráng, phế binh
ngày xưa và tất cả đã bị thiêu hủy.
Anh Nhứt bùi ngùi kể lại
cuộc đời của anh, về những năm tháng nhọc nhằn lao khổ trong chế độ mới
cho chúng tôi nghe. Vào những ngày mùng một và ngày rằm, anh được một
anh bạn tốt bụng hướng dẫn anh cùng thằng con nhỏ đến trước các cổng
chùa, cổng đình bày nhang đèn để bán cho khách thập phương vào chiêm
bái. Những ngày còn lại thì anh đi tha phương cầu thực, hay cùng một số
anh em mang bao nhang đèn trên vai đến từng nhà ở các làng, các quận mời
mọc người mua ủng hộ. Đi như vậy chừng vài ba hôm anh mới về nhà. Có
những hôm đi mỏi cả chân, bán chưa được đồng nào, bụng thì đói các anh
đánh liều vào chùa xin cơm lạt mà ăn. Anh Nhứt đi bán nhang như vậy đã
hơn ba năm.
Vợ anh Nhứt cũng bận rộn suốt ngày, buổi chiều lội
xuống ao cắt rau muống mướn để sáng sớm hôm sau chị gánh rau muống đi
bán dạo dọc đường. Vợ chồng anh cần cù bận rộn suốt ngày mới đủ tiền
nuôi đàn con còn thơ dại. Con cái anh Nhứt chẳng có đứa nào được đi đến
trường, đến lớp học hành như con người khác. Hai đứa lớn chỉ cắp sách
đến lớp hai thì đã ngưng học ở nhà phụ giúp mẹ cha. Vợ chồng anh bận
suốt ngày nên giao cho đứa con gái kế trông chừng các em nhỏ. Mải mê lo
chụm lửa nấu cơm, nó quên phứt đứa em út. Thằng nhỏ này chạy ra nhà sân
để lén chị đi chơi, chẳng may té nhào xuống ao mà không ai hay biết. Đến
lúc chợt nhớ đến em, đứa con gái chạy đi tìm khắp nơi không thấy, mới
tri hô lên cho mọi người hàng xóm biết. Được tin, có vài người vội vàng
lội xuống ao gần nhà, mò một hồi mới vớt được đứa nhỏ đem lên bờ, mặt
mày nhợt nhạt, nó đã tắt thở từ lâu. Buồn vì đứa con trai ba tuổi mà anh
thương nhất đã chết, anh Nhứt nghỉ ở nhà cả tuần lễ, suốt ngày thơ thẩn
buồn nhớ đứa con. Thấy vậy bạn bè rủ anh đi buôn củi.
Lúc đó
thành phố đang khan hiếm củi, than, chất đốt, đi buôn củi dễ kiếm lời.
Thế là anh đi buôn củi. Sáng sớm anh đi cùng thằng con lớn đi ra ga xe
lửa Thủ Đức chờ đón chuyến xe lửa địa phương và không quên mang theo hai
bình dầu hôi khoảng ba, bốn chục lít làm hàng trao đổi. Từng bó củi,
từng thước củi được bày bán khắp nơi dọc các ga xe lửa. Đến các ga Xuân
Lộc và Trảng Bom, hai cha con xuống xe đi dọ hỏi, ngã giá củi xong, cha
con anh bỏ củi vào bao bố rồi vác ra ngồi chờ cách ga xe lửa độ vài trăm
mét, khi xe lửa bắt đầu khởi hành hai cha con cùng nhiều người khác vội
vàng quăng hàng và nhảy lên toa xe. Lượt đi đem bán dầu hôi, lượt về
đem củi bán cho bọn đầu mối, như vậy lợi cả hai đầu. Bảy tám tháng trời
đi buôn củi kiếm được chút đỉnh tiền, anh Nhứt được hai người bạn rủ đi
buôn khô mực, cá khô ở Bình Tuy. Khô mực, cá khô bán có lời nhiều hơn
củi, nhưng cũng đòi hỏi một số vốn lớn. Thấy có lời nhiều, anh Nhứt cũng
ham nhưng anh không có vốn nhiều nên đóng vai người chở hàng. Bạn anh
đi xuống tận chợ La Gì, lựa mua khô mực, cá khô, bỏ vô túi xách, hoặc
bao cát nhỏ, cột chặt cẩn thận để đeo trên vai. Bận về bạn anh luồn lách
tránh né, đi theo con đường tắt để tránh kiểm soát kinh tế, công an.
Khi ấy khô mực, cá khô còn là mặt hàng quốc cấm, nên bị bắt hàng sẽ bị
tịch thâu tức khắc và còn bị làm khó dễ. Tránh được các chốt kiểm tra,
bạn anh đi về phía nhà dân cạnh sân ga, nơi đã có anh Nhứt chực sẵn
trong nhà một người quen. Sau đó hai người men theo con đường tắt vào
sân ga, mua vé chợ đen của một viên kiểm soát xe lửa rồi lên toa.
Khi
xe lửa chạy chầm chậm về gần tới ga Sóng Thần, Thủ Đức, đây là thời
điểm để những người đi buôn tuông hàng xuống. Sau khi quăng xong các bao
khô mực, cá khô xuống đường, bạn anh ôm xốc một bên vai anh Nhứt rồi cả
hai cùng nhảy một lượt xuống bãi cỏ ở đường rày trong lúc xe vẫn còn
chạy thật chậm. Có lần cả hai nhảy xuống xe an toàn êm thấm, cũng có lúc
lật đật nhảy xuống đụng nhầm đá xanh làm hai anh bị bong gân, trầy xước
cả chân tay và mặt mũi.
Ba chuyến trôi qua êm thấm, kiếm lời
cũng khá, hai anh hăng hái tính làm một chuyến nữa rồi nghỉ xả hơi.
Chuyến đi lần sau cũng là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời đi buôn nhảy
xe lửa của anh Nhứt Mù. Hôm đó, xe lửa đang từ hướng Dầu Giây chạy về
Sài Gòn, bạn anh Nhứt được tin báo cho biết ga Sóng Thần bị động, công
an lập nút chặn kiểm soát một số nơi. Liền tức thì một số tay buôn ôm
hàng nhảy xuống ga Trảng Bom trốn tránh. Anh Nhứt cùng bạn bàn tán và
quyết định sẽ nhảy xuống ga Dĩ An. Nhưng xui cho hai anh, ga Dĩ An cũng
đang bị công an bao vây kiểm soát, một chốt phục kích được thành lập vài
trăm thước trước khi đoàn xe vào bến. Đoàn xe chạy chậm lại, anh Nhứt
và bạn cùng một số con buôn còn lại nhảy xuống bãi cỏ nhưng… lại rơi
đúng ngay vào chốt phục kích. Tiếng hô "Đứng lại!" của toán công an phục
kích làm mọi người chạy tán loạn, các bao hàng hóa bị vứt bỏ lung tung.
Công an rượt nã, anh Nhứt cùng anh bạn bỏ hàng chạy thoát thân, cả hai
hớt ha hớt hãi chạy vào những lùm cây hai bên đường trốn. Thế là mất hết
cả chài lẫn chì, hai anh về lại Thủ Đức, hai bàn tay trắng.
Anh
Nhứt buồn quá định nghỉ ở nhà chừng năm, mười ngày rồi tìm việc mới. Vợ
anh Nhứt, người bạn đường chung thủy đã theo anh trong suốt tháng năm,
chịu bao nỗi đắng cay nhọc nhằn, đã tắt thở trên tay anh Nhứt. Suốt cuộc
đời, chị vợ anh Nhứt đã dày nắng dầm sương lo cho chồng, cho con có cơm
ăn, áo mặc mà không một lời than van hay nghĩ đến thân mình. Chị đã
chết có lẽ do suy dinh dưỡng và không có thuốc men chữa trị. Chị đã ngã
bệnh trong lúc anh Nhứt chưa có việc làm, anh phải đi vay mượn tiền bạc
khắp nơi, chạy chữa thuốc men cho chị nhưng cũng đành bất lực. Đau buồn
tột độ, anh Nhứt như kẻ mất hồn, tối ngày cứ ngồi thơ thẩn than thân
trách phận, làm sao nuôi năm đứa con còn nhỏ dại. Anh cứ bán lần hồi
những đồ đạc có giá trong nhà. Giờ đây căn nhà của anh Nhứt Mù trống
trơn. Mấy đứa con trai lớn ngày ngày đón xe lửa vào Sài Gòn lượm rác,
bao ny lông giặt rửa lại cho sạch bán lại cho các vựa ve chai. Những đứa
con gái vừa mới phải đi ở đợ cho những nhà khác để được nuôi ăn. Mỗi
khi nghĩ tới số phận bạc bẽo của mình, anh Nhứt buồn muốn đứt ruột, anh
không còn nước mắt để khóc nữa.
* * *
– Chán quá, cuộc đời này ôi thật là đáng chán! – Nam ngẫn mặt lên trời thở dài. Cuộc đời của anh chỉ toàn màu đen tối.
– Thôi, tụi mình đi nghỉ đi Nam – tôi nhìn bạn lòng đầy phiền muộn.
Đêm
đã gần tàn, tiếng gà xóm trên đang rộn tiếng gáy. Hai chúng tôi đi vào
nhà trong cảnh tối tăm. Ngày hôm đó tôi mơ thấy một bình minh tươi sáng
cho mọi người, trong đó có chúng tôi. Chúng tôi muốn thấy cuộc đời không
còn những người phải sống trong nỗi đau thương chồng chất.
Viết lại theo lời kể của Bùi Anh Sáu
Vào
một ngày âm u của tháng bảy năm 1962 ở miền cực Nam, trời mưa lất phất
khí trời se lạnh, đại đội chúng tôi được lệnh hành quân tảo trừ cộng
quân trong rừng U Minh. Tin tức tình báo cho biết Tiểu Đoàn U Minh 1 của
cộng quân đang hoạt động ráo riết tại đây. Đơn vị chúng tôi được chia
ra làm hai cánh, mỗi cánh đi về một hướng và sẽ gặp nhau tại tiểu khu
Năm Căn năm ngày sau đó. Tiểu đội của tôi vượt qua mấy cánh đồng mênh
mông nước, lội qua mương rạch tiến vào một xóm nhỏ lác đác vài căn nhà
lá. Nơi đây vắng bóng đàn ông, chỉ thấy toàn ông già bà cả, đàn bà và
con nít ngồi đứng trước nhà, ngoài sân hay trên bờ ruộng. Chúng tôi hỏi
đàn ông đi đâu hết rồi, họ chỉ về phía bàn thờ trong nhà rồi im lặng.
Trời
vẫn mưa lất phất, mọi người chúng tôi ai nấy đều ướt sũng. Tiểu đội của
tôi dừng chân được một lúc đã nhận lệnh của đại đội trưởng tiếp tục
hành quân, có người chỉ kịp ngồi uống một ngụm nước, người khác đốt một
điếu thuốc đã vội vã đeo ba lô lên vai cầm súng đi tiếp. Chúng tôi rời
thôn xóm nhỏ tiếp tục lên đường truy lùng địch vì cách đây vài hôm một
chiếc xe đò bị giựt mìn trên con lộ dẫn về Năm Căn, làm nhiều thường dân
bị thiệt mạng và bị thương. Chúng tôi đi hàng một, mon theo con đường
mòn nhỏ dẫn vào khu rừng tràm gần đó, cò súng lúc nào cũng sẵn sàng. Tôi
đi giữa đoàn người và bám sát gót người đi trước. Thật là an toàn, tôi
thầm nghĩ. Kinh nghiệm này tôi học ở những đàn anh đi trước. Mắt tôi chỉ
nhìn một phía bên đường và các lùm cây ở phía xa xa, phía bên kia thì
có đồng đội khác nhìn.
Chúng tôi đi như vậy gần hai tiếng đồng
hồ liền, chỉ thấy hai bên bờ ruộng cỏ mọc vô tri và những đám mạ xanh
chạy dài trước mắt. Thình lình, từ trong các bụi rậm phía trước có tiếng
súng nổ, đạn bay cheo chéo ngang tai. Những người đi đầu tức tốc nhảy
xuống núp hai bên bờ ruộng bắn trả lại. Tôi cũng vội vàng nhảy đại xuống
ruộng thì… "Ình" một tiếng, tôi bị hất tung lên khỏi mặt đất rồi rớt
xuống một cái "chạch" trong vũng nước. Tôi vừa đạp phải mìn. Trái mìn
định mạng được ngụy trang kín đáo dưới bờ ruộng xé nát đôi chân của tôi.
Hai tai bị ù, thân mình ê ẩm. Phản ứng đầu tiên của tôi là quơ tìm cây
súng định bắn trả lại nhưng… ôi, sao đau buốt quá ở hai chân!
Tinh
thần tôi dao động, hoang mang. Thân thể tôi lem luốt bùn sình, cái ba
lô nặng nề trên vai càng làm tôi khó chịu, tôi muốn cởi nó ra nhưng
không còn sức. Một anh bạn bò tới chích cho tôi một mũi thuốc cầm máu,
rửa ráy qua loa và băng bó hai khúc chân của tôi. Tôi còn nghe loáng
thoáng tiếng tiểu đội trưởng gọi pháo binh và trực thăng đến tiếp viện.
Vài phút sau đó, tiếng đạn pháo từ tiểu khu Cà Mau tới tấp rót xuống bìa
rừng và tiếng súng của đồng đội tôi bắn về phía các bụi cây đằng trước
làm tôi hồi tỉnh trở lại. Độ mười lăm phút sau, trực thăng bay tới và hạ
xuống một bãi đáp nhỏ cạnh bờ ruộng. Hai thằng bạn phụ khiêng tôi lên
băng ca do hai y tá từ trực thăng mang tới. Tôi còn tỉnh táo trăn trối
cùng thằng em kết nghĩa khi nó dìu tôi đến bãi đáp an toàn. Trực thăng
tải thương chuyển tôi về Quân Y Viện Cần Thơ. Từ đó tôi bị bất tỉnh nhân
sự, không còn biết gì nữa.
Tôi tỉnh dậy trong phòng hồi sức,
tinh thần còn bàng hoàng ngơ ngác trước quang cảnh khác lạ. Mùi ê te
nồng nặc quanh phòng làm tôi lo sợ. Nhớ lại chuyện vừa xảy ra, tôi liền
nhìn xuống phía dưới thì… trời ơi, hai khúc chân của tôi đâu mất rồi.
Người ta đã cưa mất hai chân của tôi lên tới gối. Tôi buồn tủi khóc thầm
trong dạ, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng cho con nên vóc nên người và
ngày hôm nay thân hình không còn trọn vẹn. Phải nói gì đây với người
thân về nỗi bất hạnh này. Trái mìn ác nghiệt kia đã hủy hoại thân thể
tôi, biến tôi thành kẻ tật nguyền. Tôi căm thù nó, thù những người đã
dùng nó để hãm hại tôi. Lúc đó tôi chỉ thấy hận thù và căm ghét tất cả
mọi người, ghét luôn những ông bác sĩ, bà y tá đến chăm sóc cho tôi, và
cũng sẵn sàng thù ghét những người nào tỏ ra ghê sợ hay tránh né tôi.
Cuộc đời tôi từ nay sang một ngã rẽ mới, ngã rẽ của thua thiệt và mặc
cảm. Buồn nhất là thua kém với chính những người mình từng quen biết,
gia đình, bạn bè và nhất là với những bạn gái. Một thử thách đầy cay
nghiệt mới trong đó tôi phải làm nhiều cố gắng để ít chịu phần thua
thiệt nhất. Cơn khát nước dữ dội làm tôi khó chịu vô cùng. Tôi bị mất
quá nhiều máu nên thiêm thiếp mê đi.
Vài ngày sau, tình trạng
hiểm nguy thực sự qua đi, người ta chuyển tôi lên Trại 1 điều trị. Thấy
tôi thương tích quá nặng, thường vụ đại đội cử anh Nhàn binh nhất ở luôn
trong trại để săn sóc tôi. Anh Nhàn mỗi ngày giúp tôi đi tiểu tiện và
lo cơm nước, tôi cũng viết thư báo tin cho gia đình. Lần hồi nỗi sầu của
tôi cũng nguôi ngoa vì chung quanh nhiều người còn khổ sở hơn tôi, có
người chỉ còn khúc thân, tất cả đều bị mất. Tôi tự an ủi dầu sao mình
vẫn còn hai tay và mắt mũi. Tôi bán sợi dây chuyền đeo ở cổ để tiêu xài
vì tiền lương chưa chuyển tới và gia đình chưa ai hay biết.
Những
ngày đầu ở Trại 1 thật là khủng khiếp. Hai chân tôi bị nhiễm trùng nặng
vì dính bùn sình và sắt rỉ sét của trái mìn nên da thịt hai đùi tôi có
mủ và bốc mùi hôi thối. Mỗi lần y tá đến rửa vết thương là mỗi lần kinh
khiếp, tim tôi co thắt lại. Tôi không đủ can đảm nhìn anh y tá thay từng
miếng băng ở hai đùi, anh có hơi mạnh tay vì máu khô và mủ bám chặt vào
các miếng băng côm prết mặc dù đã xịt rất nhiều nước ốc xi. Mỗi lần như
thế tôi chỉ biết nắm chặt hai tay vào song giường, hơi thở khó khăn và
cắn răng lại chịu đựng. Tôi cố đè nén cơn đau để tiếng rên không vuột ra
khỏi miệng nhưng nước mắt và nước mũi cứ chảy ra dầm dề. Tôi ít biết
chửi thề, văng tục nhưng nhiều lúc đau quá cũng thốt lên vài tiếng, sau
đó lại mắc cở với chính mình. Cực hình đã xong, tôi xót xa nhìn xuống
từng mảng da thịt của tôi dính đầy các băng trắng lạnh lùng nằm trong
cái xô hôi hám phía dưới chân giường.
Hơn một tuần sau, cô chú
tôi, mẹ tôi, chị hai tôi từ Chợ Lớn xuống Cần Thơ vào trại thăm tôi.
Lòng tôi buồn bã khi gặp lại người thân. Cả nhà chỉ biết ôm tôi vào lòng
rồi khóc nức nỡ. Tôi chỉ im lặng khóc và không nói lời nào, dòng lệ tôi
cứ tuôn trào khi cô chú, mẹ, chị hỏi thăm. Được gia đình vào thăm lòng
được an ủi nhưng tâm trạng luôn cảm thấy có lỗi với người thân, tôi đã
không giữ được thân hình được toàn vẹn như mọi người khác. Tôi không còn
bình thường nữa!
Bất hạnh lớn nhất của đời lính là bị cụt chân,
cụt tay nên không ai muốn nghĩ đến. Chẳng thà chết trên chiến trường
hay trong quân y viện, gia đình thân nhân có buồn nhưng rồi cũng qua đi,
nhưng phải kéo dài tấm thân tàn phế suốt những ngày còn lại không gì
khùổ sở cho bằng. Nếu được chết ngay lúc này có lẽ tôi rất lấy làm mãn
nguyện vì dầu sao cũng đã gặp lại tất cả mọi người thân trong gia đình.
Nhưng tôi đã không chết.
Mặc dù không muốn nghĩ đến sự tật
nguyền nhưng cái rủi không ai tránh được. Điều trớ trêu là cái rủi đó đã
xảy đến với tôi, thật là buồn. Mấy ngày qua tôi cứ trông ngóng, lòng dạ
xốn xang chờ đợi người thân, nay gặp được lòng dạ hả hê. Tôi cứ sợ gia
đình tôi trách móc nhưng không, mọi người đều tỏ ra thương yêu tôi hơn
bao giờ hết. Tôi không những được an ủi mà còn được cho tiền, quà cáp và
sách báo để đọc.
Gần một tháng sau tôi được chuyển về Tổng Y
Viện Cộng Hòa bằng trực thăng và được phân phối về Trại Ngoại Thương 4.
Gia đình, bà con, bạn bè khắp nơi nghe tin tôi được chuyển về Tổng Y
Viện đến thăm tôi đều đặn, do đó cũng cảm thấy đôi phần an ủi, nỗi đau
buồn dần dà vơi đi. Với thời gian nhịp độ đến thăm không đều như trước,
có lẽ mọi người bị bận rộn công việc làm ăn. Thời buổi này rất khó khăn
nên tôi cũng thông cảm. Mặc dầu vậy cứ mỗi buổi chiều, tại khu Ngoại
Thương 4 bà con thân nhân thương bệnh binh đến thăm nuôi đông đảo, ăn
nói ồn ào, tôi ngồi trên chiếc xe lăn nhìn thiên hạ mà không khỏi buồn
lòng. Tôi thường tìm một góc hành lang đầu trại lặng nhìn người qua kẻ
lại, không muốn làm quen với ai. Tôi là kẻ cô đơn, lòng đầy mặc cảm. Nếu
giờ này tôi còn đủ hai chân có lẽ tôi còn đang hành quân đâu đó hay về
phép dạo phố như mọi người.
Trong Quân Y Viện Cộng Hòa, những thương
binh được chia ra điều trị tại nhiều khu vực khác nhau, chúng tôi những
người bị cụt hai chân ở khu ngoại thương 4, những khu khác dành cho
người bị cụt hai tay, cụt một chân, cụt một tay, mù mắt… Những người bị
mất cả tứ chi hay bị liệt thì ở chung một khu, nơi đây họ được chăm sóc
tận tình và chu đáo hơn. Ơ? trại 4, tôi có thêm hai thằng bạn mới. Thấy
tôi ngồi ủ rũ một mình, thằng Quí thường đến an ủi tôi, còn thằng Lô thì
hay kéo tôi nhập vào những cuộc vui do anh em phế binh trong trại tổ
chức để quên ưu phiền. Cả hai thằng Quí và Lô đó đều bị cụt hai chân như
tôi. Những cuộc vui thường là những buổi họp mặt cùng nhau ca hát tân
nhạc hay cải lương, nhiều thằng kể chuyện tiếu lâm để cùng nhau cười.
Những anh em nào được gia đình đến thăm nuôi thường kêu các bạn bè ngồi
lại ăn uống, nhậu nhẹt cho hết ngày giờ. Vui nhất là được các phái đoàn
đến thăm, chúng tôi thường được tặng quà và còn được những cô học sinh
sinh viên xinh đẹp đến ho?i han an u?i.
Tháng ngày cứ thầm lặng
trôi qua, tâm hồn tôi cũng bớt phần cay đắng. Tôi không còn nghĩ nhiều
đến sự tàn phế của mình và cũng không còn thu mình trong vỏ ốc cô đơn,
mặc cảm. Tôi hòa nhập vào cuộc sống với anh em trong trại. Thời gian sau
đó, tôi và Lô cùng ngồi trên chiếc xe lăn, vui vẻ dạo phố Sài Gòn.
Chúng tôi làm ngơ không để ý đến những cái nhìn tò mò của nhiều người
khác. Nhiều lúc bất mãn, anh em chúng tôi vào một vài quán nước bày tỏ
sự bất bình về sự đối đãi không lịch sự của các nhân viên phục vụ, đó là
vào thời điểm đầu thập niên 70. Sau này chính phủ có ra nhiều biện pháp
nâng đỡ phế binh nên anh em chúng tôi vui vẻ trở về đời sống bình
thường trong những khu vực định sẵn.
Riêng tôi thì trở về nhà
sống với mẹ và với chị hai tại Chợ Lớn. Ở được hơn nửa năm trong tình
gia đình đầm ấm, tôi vẫn thấy nỗi buồn xâm chiếm. Tôi xin phép gia đình
cho vào an dưỡng tại Trung Tâm Hồi Lực vì chỉ ở nơi đây tôi mới thực sự
tìm được chỗ đứng của mình. Tại đây, thật là bất ngờ. Tôi gặp lại Nam,
người bạn học năm xưa, sau bao năm xa cách không đứa nào thư từ cho
nhau, định mệnh đã run rủi cho hai đứa tôi gặp lại nơi đây.
Buổi
sáng hôm ấy, trong Trại B Hồi Lực anh em trong trại truyền tai nhau sẽ
tiếp nhận hai bệnh nhân mới từ miền Trung chuyển vào, đặc biệt có một
anh mù mắt dẫn theo một đứa con nhỏ. Vừa từ phòng bác sĩ về nghe nói có
bạn mới, tôi đẩy lần xe lăn vào dãy có giường ở giữa trại, nơi hai người
bạn mới vừa được chuyển tới nằm để xem có quen hay không? Thật ra thì ở
trại hồi lực này, ngoài chuyện chờ đợi thân nhân tới thăm và đàm tiếu
với nhau, chúng tôi không có việc gì khác để tiêu khiển ngày giờ là chờ
có thêm thương binh mới để đến hỏi thăm. Người thì chỉ vẻ cách sống
trong trại, người thì hỏi thăm thương tật, nói chung chỉ vẻ đủ thứ
chuyện để thấy ngày tháng đỡ nhàm chán.
Một trong hai người mới tới
ngồi trên giường, mặt quay vào phía trong. Tôi đẩy xe tới bên cạnh khẽ
gọi: "Chào anh!". Người vừa mới tới quay về phía tôi, mặt ngước lên
trời. Tôi giật mình kêu lên "Nam!".
Trời ơi, đúng là thằng Nam,
bạn học cũ của tôi ngày nào đây mà. Gương mặt của Nam sao dị hợm quá,
một bên mặt bị nám đen, con mắt trũng sâu trong vết sẹo đen thâm xì, con
mắt còn lại chớp chớp nhưng tinh thể đã bị đục thũng.
Khuôn mặt
tuy đã biến dạng nhưng tôi vẫn nhìn ra Nam, thằng bạn học cũ. Nam vẫn
ngồi bất động. Tôi đẩy xe chồm người tới nắm lấy tay Nam, tiếng nấc mắc
nghẹn ở trong họng. Nam cũng tò mò nắm lấy bàn tay tôi nhưng ngẩn ngơ
không biết là ai. Tôi xưng tên thì Nam giật mình sờ soạng rờ vào đầu
tôi, kéo tôi thật mạnh vào lòng. Hai đứa ôm nhau, thân hình Nam run run
xúc động, còn tôi thì khóc nức nở như một trẻ thơ. Ôi, thằng bạn thân
nhất thời xưa giờ đây còn tàn phế hơn tôi. Không những Nam bị mù hai mắt
mà còn bị cụt mất một chân dưới gối. Sau giây phút xúc động, hai đứa
tôi ngồi cạnh bên nhau nói chuyện thật lâu.
Cuộc đời thật trớ
trêu, cả hai đứa năm xưa chơi thân với nhau, giờ đây mỗi đứa mang một
thương tật nặng nề, hình hài không còn nguyên vẹn. Anh em trong trại tôn
trọng sự xúc động của chúng tôi nên đã tự động tản đi nơi khác. Thế là
Nam cùng đứa con trai trở thành những người bạn thân tình trong gia đình
mới của chúng tôi.
Phía trước Trại B có một sân cỏ thật thoáng
rộng. Những lúc trời chiều gió thoảng, anh em trong trại thường ra nơi
đây tụm năm tụm ba ngồi hóng mát. Tôi cùng Nam thường ra ngồi trên đệm
cỏ nói chuyện, thằng con nhỏ của Nam vần vô tư tung tăng chạy nhảy, hồn
nhiên đi bắt cào cào rồi chạy đền khoe. Nam kể cho tôi nghe những năm
tháng thăng trầm của đời lính chiến.
Sau khi mãn khóa huấn luyện
quân sự, Nam được chuyển ra đơn vị mới, Sư Đoàn 1 ở Huế. Đời lính có
lúc lên lúc xuống nhưng rồi cũng qua đi. Sau nhiều chiến công rực rỡ,
Nam được thăng chức trung đội trưởng. Những lần về bộ tư lệnh họp, Nam
có dịp làm quen với một người con gái xứ Huế học trường Đồng Khánh. Hai
người qua lại thân mật với nhau và sau hơn một năm đã cùng nhau lập gia
đình. Hai vợ chồng sống những ngày tháng thật êm đềm, đứa con đầu lòng
được sinh ra trong tình yêu thương nồng cháy. Nam và vợ thuê một căn nhà
nhỏ gần chợ Đông Ba, vợ Nam bán vải, cuộc sống tràn trề hạnh phúc.
Đầu
năm 1970, chiến cuộc gia tăng cường độ, khu vực giới tuyến được giao
cho các binh chủng tinh nhuệ trấn giữ, Sư Đoàn 1 rút về tăng cường các
tỉnh phía Nam Quân Khu 1. Trong một cuộc hành quân tại khu vực đồi núi
phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, trung đoàn của Nam đụng mạnh với Lữ Đoàn 52
chủ lực của quân cộng sản từ miền Bắc xâm nhập vào vùng Ba Tơ – Minh
Long. Không may trong một trận đánh cánh quân của Nam bị lọt vào ổ phục
kích, đại đội của Nam bị thiệt hại nặng, hơn phân nửa binh sĩ bị thương
hay bị thiệt mạng, trong đó có Nam.
Khi tiến vào khu vực Minh
Long, nghe tiếng pháo lệnh của địch quân phía trước, đại đội của Nam
phân tán ra hai bên nằm rạp xuống đám cỏ tranh trong rừng quan sát. Chỉ
trong tích tắc sau đạn pháo và đạn cối của địch quân ào ạt rót xuống
cánh quân của Nam đang nằm. Anh nào lanh chân thì nhảy vào các hố đạn
pháo vừa nổ ẩn nấp, những anh em khác thì đành chịu trận. Khói bụi bay
mù mịt, không ai thấy gì cả, mùi thuốc súng và mùi tanh của máu bốc lên
khó chịu. Tiếng la ơi ới. Pháo kích xong vừa xong, cộng quân liền tổ
chức xung phong, chúng la hét vang trời. Chốt kháng cự nơi Nam trú ẩn bị
trúng một quả B40, hai đồng đội bị chết liền tại chỗ. Nam chỉ thấy một
vệt lửa chóa lên trước mắt rồi nằm im bất động.
Khi tỉnh lại tại
Quân Y Viện Qui Nhơn, Nam mới biết mình bị mù hai mắt và cụt một chân
dưới gối. Những ngày đầu buồn bã vô hạn, ý định tự tử len lỏi vào đầu
của Nam nhưng nghĩ đến vợ con, Nam hy vọng các bác sĩ sẽ chữa lành con
mắt còn lại. Mỗi tuần vợ Nam đón xe từ Huế vào Qui Nhơn thăm anh một
lần. Khi thì đi một mình, khi thì dẫn đứa con trai theo, Nam cũng cảm
thấy đôi phần an ủi. Không lúc nào như lúc này, tình thương yêu của vợ
con đối với Nam thật là cần thiết. Mỗi lần được vợ con đến thăm, Nam cứ
muốn giữ lại bên mình vĩnh viễn. Nam chỉ tiếc là không còn nhìn được
diện mạo của mình để biết mình bị thương phế đến mức nào, Nam chỉ biết
mình bị mù cả hai và mất một chân.
Hơn một tháng nằm điều trị,
vết thương trên người của Nam đã bình phục, người ta làm chân giả cho
Nam tập đi và còn được hướng dẫn cách đi của người mù. Cuối cùng bác sĩ
cho Nam xuất viện trở về Huế. Nam trở về đời sống thường dân với những
bước chân chập chững của người tàn phế. Sau một thời gian, Nam không hòa
nhập với cuộc sống mới, Nam bị mặc cảm và thường hay gắt gỏng với vợ
với con vì những chuyện không đâu. Thêm vào đó, vì chuyện sinh kế vợ của
Nam thỉnh thoảng phải đi vắng nhà mua hàng ở Đà Nẵng, giao con lại cho
Nam chăm sóc. Vợ của Nam làm sẵn thức ăn sẵn, dặn Nam tắm rửa và cho con
ăn cho đúng giờ đúng lúc. Cuộc sống càng lúc càng khó khăn, vợ của Nam
vắng mặt luôn làm Nam ghen tức, hay nổi giận bất tử và có lúc đã vung
vài cử chỉ thô bạo với vợ. Quan hệ vợ chồng từ đó trở nên lạnh nhạt, hai
người không còn ngủ chung giường và không ai nói với ai lời nào. Giận
vợ và bất mãn với chính mình, Nam không đi đâu hết, cứ ngồi lì ở nhà và
cũng không muốn tiếp một ai, bạn bè họa hoằn lắm cũng chỉ một hai người
đến thăm. Cảm thấy không thể hội nhập vào cuộc sống bình thường và không
khí trong nhà khó thở, Nam xin vào trại hồi lực để tìm quên với những
người bạn cùng cảnh ngộ.
Một buổi chiều kia, vợ Nam dẫn con vào
Trung Tâm Hồi Lực 2 thăm Nam như thường lệ. Hôm đó Nam linh tính như có
một chuyện gì xảy ra mà chưa đoán ra được. Vợ Nam ít nói hơn, không ở
lâu như mọi khi và bảo đứa con ở chơi với cha để ra ngoài mua thuốc hút.
Dạo sau này vợ Nam bắt đầu hút thuốc lá. Thấy lâu rồi mà vợ chưa trở
lại, Nam dẫn con ra ngoài cổng hỏi thăm thì người lính gác cho biết thấy
vợ của Nam vừa ra khỏi cổng liền đón chuyến xe đò vừa chạy tới. "Như
vậy là vợ tôi đã bỏ cha con tôi rồi", Nam bần thần than thở với người
lính gác và thầm trách người bạn đời. Nam dẫn con trở về phòng, ngôi yên
thật lâu không nói lời nào. Thằng con chạy nhảy chung quanh một hồi rồi
kêu đói, Nam tìm cho nó mấy miếng bánh bích qui cho nó ăn đỡ. Nam vẫn
ngồi lặng thinh bất động hàng giờ trên giường, suy nghĩ cách nào nuôi
con. Đứa trẻ ăn xong, chạy tới chạy lui khóc lóc tìm mẹ, sau cùng mệt
quá nó ngủ vùi trong vòng tay của cha.
Từ đó hai cha con sống
chung với nhau trong căn phòng nhỏ bé của trại hồi lực. Ban giám đốc
trại hay biết chuyện này cũng làm ngơ để cho đứa bé ở lại với người cha
tàn tật và còn cho tăng thêm phần ăn. Mỗi khi có phái đoàn nào đến thăm,
đứa con của Nam được mọi người chiếu cố tặng cho nhiều bánh kẹo và áo
quần mới. Hoàn cảnh của Nam được nhiều người thương cảm, anh em trong
trại mỗi khi có thân nhân vào thăm đều dành một ít bánh quà tặng lại cho
cha con.
Nam không còn tinh thần để trò chuyện với anh em trong
trại như trước nữa. Mỗi khi chiều về, đứa con chạy về phòng ngủ, Nam
ngồi lặng hằng giờ vuốt lưng cho con ngủ mà nước mắt cứ chảy dài trên
gương mặt xấu xí. Cảm thấy không khí tại đây buồn bã, thương cho thằng
con sớm bơ vơ vì không có mẹ cận kề chăm sóc, Nam xin chuyển về Trung
Tâm 3 Hồi Lực ở Sài Gòn và tình cờ gặp lại tôi.
Năm 1972, chị
Kiều Mỹ Duyên, phóng viên nhật báo Hòa Bình do một linh mục làm chủ
nhiệm, đã viết nhiều bài phóng sự về cuộc đời của anh em thương bệnh
binh ở Tổng Y Viện Cộng Hòa rất hay, trong đó có câu chuyện đầy thương
tâm của Nam, để vận động sự giúp đỡ. Nam được chính phủ cấp cho một căn
nhà trong Làng phế binh Thủ Đức, cạnh Nghĩa Trang Quân Đội. Hai cha con,
nhờ tiền cấp dưỡng, tạm sống qua ngày. Tôi thì vẫn ở lại với anh em
trong trung tâm vì vẫn còn độc thân.
Năm 1975, trời tháng tư trở
nên nóng bức, không có gió. Ngày thì rực lửa, đêm thì khó chịu. Tin tức
chiến cuộc ngày càng lo âu. Phan Thiết bị thất thủ, ông tướng này bị
bắt, ông tá kia bị quản thúc. Quân cộng sản đã vào đến Long Khánh và Lái
Thiêu nhưng bị chặn lại vì sự chống trả mãnh liệt của các Sư Đoàn 5, 18
và 25 bộ binh quyết giữ ải địa đầu của Sài Gòn. Nhưng rồi họ cũng tiến
quân vào đến Biên Hòa, thủ đô Sài Gòn chỉ còn trong gang tấc, một sớm
một chiều sẽ lọt vào tay quân cộng sản mà thôi. Tôi được một số bạn bè
cho biết tình hình không còn sáng sủa chút nào, nhưng tất cả đều phó mặc
cho số phận. Ý tưởng chính phủ Mỹ không bỏ rơi miền Nam vẫn còn được
nhiều người hy vọng. Một số người khác còn nhắc đến những điều khoản vừa
mới ký kết trong Hiệp Định Paris hồi đầu năm 1973, v.v…
Nhưng
chế độ miền Nam đã bị lung lay nhưng không ai biết. Vài ba thằng bạn
được gia đình tới rước về vội vã đến từ giã tôi. Mấy người hàng xóm gần
quân y viện cũng lo thu xếp đồ đạc, giao nhà giao cửa cho người khác
trông nom rồi dẫn cả gia đình ra phi trường chờ được di tản sang Mỹ.
Nhiều người khác còn lưỡng lự giữa đi hay ở vì còn bận cha, vướng mẹ
già, con dại không ai nuôi dưỡng. Hàng ngày, những chuyện này xảy ra
trước mắt và nơi trang nhất báo chí đăng những tin tức và hình ảnh dòng
người di tản trong hỗn loạn làm cho anh em trong trại càng thêm hoang
mang.
Còn ba ngày nữa là hết tháng 4. Vào hồi giữa khuya, tiếng
còi báo động của nhà máy xi-măng Hà Tiên phát ra liên hồi. Trong làng
phế binh nơi Nam ở, mọi nhà đều thức dậy, nhốn nháo. Có nhà mở hé cửa ra
nhìn ra đêm tối, có nhà bật đèn sáng trưng để xem động tỉnh thế nào.
Tiếng còi báo hiệu trận đánh Sài Gòn bắt đầu. Từ trong đêm tối quân cộng
sản dùng xe tăng và xe tải tiến sát vào các vùng ven đô. Tiếng đại pháo
và tiếng súng nhỏ nổ lách tách suốt dọc xa lộ Biên Hòa và sông Sài Gòn.
Một số anh em chạy ra ngoài lắng nghe và bình luận tiếng súng của hai
bên, anh em phân biệt tiếng súng AK và M16, tiếng đạn phóng hỏa tiễn M72
và B40 để biết địch quân đang tiến tới đâu và phe ta đã kháng cự như
thế nào. Từ xa vang rền tiếng nổ máy rầm rầm của các loại xe tăng, xe
vận tải, cộng thêm tiếng "đề ba" đại pháo của hai bên, tiếp theo sau là
những tiếng nổ ầm ầm, nhiều đốm sáng đỏ rực chiếu lên ở một góc trời.
Phi trường Tân Sơn Nhứt và Bộ Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam đang bị pháo
kích. Trên trời những tia lửa do trực thăng bắn rốc kết xẹt lên lia lịa,
thêm vào đó là tiếng đạn đại liên như bò rống từ trực thăng bắn xuống
những vùng địch đóng. Bầu trời cứ chiếu sáng liên hồi những đốm lửa rực
đỏ. Chiến tranh đang về đến Sài Gòn, có lẽ lần này là lần quyết định.
Tại
Trung Tâm Hồi Lực 3, chúng tôi cũng rất hoang mang. Các dãy nhà đều tắt
đèn. Nằm trên giường, tôi lắng tai nghe tiếng "đề ba" của pháo từ các
tiểu khu Gò Vấp, Thủ Đức bắn yểm trợ các đơn vị bạn. Tiếng đạn đại pháo
bay rít trong đêm tối nổ ầm ầm dọc theo sông Rạch Cát, Rạch Chiếc và xa
lộ Biên Hòa. Lòng tôi lo lắng, tôi thao thức luôn đến sáng. Sáng sớm hôm
đó, một vài người trong làng phế binh Thủ Đức chạy vào trại cho biết
mọi người trong làng đều xôn xao, nhiều người đã chuẩn bị hành trang sẵn
sàng ra đi nếu xảy ra trận chiến cận kề. Dân trong làng có những kẻ
hiếu kỳ lấy xe đạp, xe Honda chạy vòng qua ngã chợ Thủ Đức để coi và
quan sát tình hình như thế nào. Những tin tức sốt dẻo từ những người này
mang lại càng cho dân làng thêm lo lắng. Đường xa lộ từ ngã tư Bình
Thới hướng Sài Gòn đã bị cô lập, cấm đi từ rạng sáng. Một vài cây cầu bị
giựt sập, nhiều đường khác bị tắt nghẽn vì bị xe tăng M40 và thiết giáp
M113 cản đường. Chỉ tiếc là những người chạy vào trại báo tin không ai
biết hiện giờ cha con của Nam ở nơi đâu và đang làm gì.
Nỗi bàng
hoàng và thất vọng càng lớn khi sáng ngày 30-4-1975 nghe ông Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Thu mình trên chiếc xe lăn,
tôi ngồi bên cửa sổ ở hàng hiên, suy nghĩ miên man từ chuyện này sang
chuyện nọ. Tôi không còn nước mắt để khóc cho quê hương và cho chính
tôi. Mọi chuyện rồi cũng có ngày kết thúc, nhưng lần này chúng kết thúc
trong bi thương. Anh em phế binh chỉ buồn cho thân phận không may của
mình. Thôi, đã mất tất cả rồi. Quốc gia này còn mất sá gì thân phận hèn
mọn của mình, tôi gượng gạo mỉm cười khi bất chợt gặp một vài người thân
quen. Anh em trong trại không ai buồn nói với ai lời nào, mỗi người đều
có những ưu tư riêng. Phải sống như thế nào đây trong những ngày sắp
tới? Đó là câu hỏi mà mọi anh em chúng tôi đều đặt ra cho chính mình.
"Hòa
bình" đã đến rồi. Thật là cay đắng. Ngoài đường, người ta qua lại bàn
tán huyên thuyên không như những ngày bình thường khác. Tiếng xe cộ,
tiếng cười, tiếng nói nổi lên ồn ào giữa những đoàn quân xa của bộ đội
cộng sản. Tôi thấy cuộc chiến này sao thật vô nghĩa. Không biết bao
nhiêu người đã ngã gục trên chiến trường, hy sinh xương máu cho chính
nghĩa tự do bỗng chốc phải cúi đầu nhường chỗ cho quân địch bước qua. Sự
thực đã rõ ràng, miền Nam đã mất và lịch sử đã sang trang. Thật là lạ
khi gặp lại một số bạn bè thân quen đồng cảnh ngộ, họ vui mừng cười nói
huyên thuyên vì cuộc chiến đã chấm dứt, họ tin rằng hòa bình sẽ trở lại
vĩnh viễn và đất nước sẽ không còn những thảm cảnh đau buồn. Cho dù đó
là sự thật đi, thân hình tàn phế của họ có gì khá hơn hay cũng chỉ là
những kẻ thừa thãi đứng hờ bên lề cuộc sống.
Vui mừng chưa được
bao lâu, một đoàn xe Molotova chạy thẳng vào trại. Viên sĩ quan chỉ huy
bộ đội kêu gọi tất cả anh em trong trại ra trình diện. Anh em phế binh
kẻ chống nạn, người đẩy xe lăn, người thì được thân nhân dìu ra bãi cỏ
trước trại ngồi nghe "huấn lệnh". Viên sĩ quan này cho biết anh em chỉ
có 24 giờ để rời khỏi nơi đây, ai ở quê nào thì trở về quê đó, ủy ban
quân quản sẽ trưng dụng trung tâm này làm căn cứ quân sự. Nói xong, bộ
đội miền Bắc chiếm đóng tất cả các ngõ ngách, kiểm soát mọi người. Thế
là mạnh ai nấy tìm đường rời khỏi nơi đây. Tôi đón xe Honda ôm về làng
phế binh cạnh cầu Rạch Chiếc ở tạm với gia đình thằng bạn thân. Tôi cứ
thắc mắc là tại sao gia đình tôi không ai vào đây đón tôi về nhà và cũng
rất buồn vì không có tin tức của Nam. Nhưng rồi những biến cố dồn dập
vừa mới xảy ra làm tôi quên bẵng.
Ngày đầu tháng 5-1975, giông
tố nổi lên dữ dội. Lợi dụng khí trời mát mẽ, tôi rủ thằng bạn thân lấy
chiếc xe đạp chở tôi về Sài Gòn, trước hết là để xem sự tình, sau là tôi
về thăm mẹ tôi. Chắc là mẹ tôi đang mong chờ tôi trở về lắm. Trước đó
hơn hai tuần, mẹ tôi cho người nhắn bảo tôi về nhà ở lại với mẹ vìà
không an lòng chút nào khi thấy tôi sống ở đây một mình. Nhưng lúc đó
tôi hy vọng sẽ được chính phủ đưa đi nơi khá an toàn hơn vì chúng tôi là
những người tàn phế phải được ưu tiên giúp đỡ. Tất cả chỉ là viễn mơ,
trong lúc loạn lạc mạnh ai nấy lo, cụt què như chúng tôi chỉ có thua
thiệt.
Thằng bạn bị cụt một tay, hai chân còn nguyên vẹn. Nó
đạp, tôi lái. Xa lộ Biên Hòa giờ này không đông người qua lại. Tôi thấy
rơi vãi đó đây những bộ quần áo lính đủ loại binh chủng. Những cái nón
sắt, những cây súng, băng đạn cùng những quân trang, quân dụng, thuốc
men và giấy tờ vung vãi trên đường. Những chiếc giày vải, giày bốt, ba
lô, bao bị văng tứ tung trên mặt đất. Trong những giây phút hốt hoảng
tinh thần khi nghe tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chuẩn tướng
Nguyễn Hữu Hạnh kêu gọi anh em binh sĩ buông súng, chắc những người này
sợ bị bắt làm tù binh và sẽ chịu những cuộc trả thù đẫm máu nên đã vứt
bỏ những vật dụng liên quan tới cuộc đời chiến binh. Tôi thấy từng đoàn
người đàn ông ăn mặc lếch thếch đi dọc hai bên xa lộ, có người chỉ mặc
chiếc áo bên dưới là quần thun ngắn, có người đi chân đất và nhiều người
chỉ mặc cái quần dân sự đi mình trần. Có lẽ họ đã vào nhà dân xin đại
một bộ áo quần nào đó để mặc rồi đi bộ về Sài Gòn. Thật là buồn, một
quân đội hùng mạnh được xếp vào hàng thứ năm trên thế giới nay ra nông
nỗi này. Thất bại nào nhục nhã hơn.
Đi lần về phía nhà máy
xi-măng Hà Tiên, tôi thấy xác một chiến xa M48 bị bắn cháy đen thùi, hai
khẩu pháo 105 ly nằm trước sân nhà máy, nòng súng hướng thẳng lên trời,
vỏ đạn lăn lóc đầy mặt đất. Xác nhiều chiến sĩ Địa Phương Quân nằm rải
rác đó đây, ruồi bu đen kịt. Bên kia xa lộ, dưới bờ mương và trong bụi
dừa nước cạnh bờ sông Rạch Chiếc, xác một vài chiến binh nằm chết úp
mặt. Tiếng súng cuối cùng vừa chấm dứt, trận chiến đã kết liễu, xác thân
các chiến sĩ hai bên thù địch nằm phơi ra đó không ai buồn đến nhận
diện, thật là đau xót. Chết trong giờ thứ 25 này không gì bất hạnh cho
bằng. Giờ này đây chắc mẹ cha, vợ con, anh em các anh đang ở nhà trông
ngóng, mong các anh đoàn tụ gia đình.
Đứng trước thảm cảnh này,
tôi không ngăn được xúc động, xót thương cho kiếp người phù du, ngắn
ngủi. Tôi chỉ biết thầm cầu nguyện và thúc bạn tôi đạp xe nhanh hơn.
Lòng mong muốn được gặp mẹ càng nung nấu trong tôi. Càng đi về gần Sài
Gòn, xác các đoàn quân xa choáng cả đường đi, súng đạn, áo quần và đồ
đạc nằm la liệt trên mặt đường.
Cuối cùng chúng tôi cũng vào đến Sài
Gòn. Trên đường xe cộ qua lại đông đúc hơn bình thường, không còn ai
tôn trọng luật đi đường gì nữa. Từng toán bộ đội thân hình gầy gò, đầu
đội nón cối, mặc áo quần màu xanh lá rộng thụng thịnh mang dép râu vác
súng đi tuần ở khắp các nẻo đường. Xe tăng, xe Molotova đậu ngổn ngang
hai bên lề đường. Một không khí ngột ngạt bao trùm Sài Gòn. Chúng tôi đi
về phía Chợ Lớn. Vào con hẻm cũ, mẹ tôi đã đi vắng từ hồi nào. Hỏi thăm
bà con lối xóm, họ cho biết vào những ngày cuối tháng tư chị hai tôi
xuống dẫn mẹ tôi đi. Đi đâu thì không ai biết. Đứng trước căn nhà đóng
kín cửa, tôi buồn bã rủ anh bạn ra ngoài quán cóc uống một ly cà phê, ăn
qua loa một tô mì rồi đạp xe về lại làng phế binh. Tôi nhớ thương mẹ
già nhưng cũng lo lắng cho cuộc sống của tôi trong những ngày sắp tới.
Ai trả tiền cấp dưỡng cho tôi và ở nơi đâu, đó là hai câu hỏi luôn luôn
ám ảnh tôi khi rời khỏi con hẻm. Cũng may, vì ở trong trung tâm tôi ít
tiêu xài nên cũng dành dụm được chút đỉnh nên cũng đủ để tiêu xài ít ra
trong một vài tháng.
* * *
Giữa tháng 6-1975, dân chúng
trong làng phế binh Rạch Chiếc lại một phen kinh hoàng. Tin đồn ủy ban
quân quản sẽ đuổi tất cả dân cư ở tại đây ra đi và bộ đội cộng sản vào
chiếm giữ khu cư xá này làm tinh thần mọi người dao động mạnh. Làm sao
không tin được, những người từ các tỉnh đã mắc kẹt trong các ngày cuối
cùng về đây cho biết làng phế binh tại các tỉnh đều đã bị bộ đội cộng
sản chiếm đóng. Dân chúng bàn tán xôn xao. Cũng nên nhắc lại là dân cư
trong làng là những người phế binh từ khắp nơi đã về đây sinh cơ lập
nghiệp. Sau những tranh đấu chính đáng, chính quyền miền Nam đã cho xây
dựng ngôi làng này và cấp phát miễn phí cho phế binh. Tùy theo hoàn
cảnh, mỗi người làm chủ một căn nhà lớn nhỏ để an tâm vui hưởng số ngày
còn lại của đời phế binh.
Giờ đây trong tình cảnh này, ai nấy đều
bồn chồn lo lắng, ít nhiều chán nản trước những loại tin đồn như thế.
Người này hỏi người kia, chừng nào về quê hay dọn đi nơi khác. Phước Thợ
Hàn nắm tay tôi thân mật giã từ, anh vừa mướn được xe chở đồ đạc về
quê. "Tôi về chợ Thầy Phó Vĩnh Long, khi nào có dịp về Sài Gòn tôi sẽ
ghé thăm anh". Anh Ba Hải Quân thì không muốn đi đâu cả nhưng bà vợ cứ
cằn nhằn hoài anh phải nghe theo, gia đình anh đi về quê ở Bến Lức. Dù
muốn dù không thằng Năm Què cũng phải về ở với cha mẹ. Năm là con trai
một, cha mẹ tuổi già trên bảy mươi, gia đình có bảy mẫu ruộng nếu nó
không về thì nhà nước sẽ tịch thu hết ruộng. Riêng anh Chín Lắc thì
không còn quê để về, chính phủ cấp phát cho anh một căn nhà tại làng này
thì chính nơi này là quê hương. Anh nói phải quyết giữ lấy, không đi
đâu cả, dù có bị bắt buộc, chết thì thôi. Anh Sáu Lưu là cựu sĩ quan, đã
di tản từ miền Trung về đây hồi tháng 3-1975 cùng với gia đình và vợ
con, ở chưa được bao lâu thì đã chuẩn bị lên đường vào trại tập trung
học tập cải tạo mười ngày. Sự thực thì anh bị tập trung cải tạo gần mười
năm mới được thả về mặc dù là phế binh bị cụt một chân. Mọi người trong
lúc này, tùy hoàn cảnh, tùy cuộc sống mà quyết định đi hay ở lại trong
làng.
Cuối cùng tin đồn bị đuổi ra khỏi làng phế binh trở thành
sự thật. Khoảng cuối tháng sáu, ủy ban quân quản huyện Thủ Đức cử một
toán bộ đội và du kích vào đây triệu tập bà con ra giữa sân rồi tuyên bố
mọi người phải dọn ra khỏi nơi này trong vòng một tuần lễ. Trong thời
gian đó, ủy ban quân quản dành ưu tiên cho những gia đình tình nguyện đi
lập nghiệp trên vùng kinh tế mới ở Sông Bé.
Đầu tháng 7-1975,
khoảng 3 giờ khuya, dân chúng trong làng đã tụ tập trước sân cùng với đồ
đạc để chờ đoàn xe vận tải chở đi lên vùng kinh tế. Quang cảnh thật ồn
ào, nhộn nhịp. Chẳng ai ngủ được bao nhiêu kể cả con nít, mọi người đều
lo lắng cho tương lai với cuộc sống mới. Kinh tế mới là gì, chẳng ai
biết cả. Nhà nước biểu đi thì đi. Người ta đi thì mình cũng đi. Một số
gia đình nghèo đã bán hết đồ gia dụng, bàn ghế, tủ giường… với giá rẻ để
có tiền dằn túi khi đến nơi mà tiêu xài.
Những cái bắt tay,
những câu giã từ cùng những lời nói vội vàng của các bạn bè, hàng xóm để
bước lên xe cùng với gia đình đi vùng kinh tế mới vang lên liên tục.
Đoàn xe lăn bánh. Chiếc xe cuối cùng vừa khuất nẻo, tôi miên man liên
tưởng khi đến nơi các bạn tôi sẽ làm việc gì để sinh sống với tấm thân
què cụt. Trong khi đó, có anh bạn bị mù hai mắt, có anh bị cụt hai tay
cũng xin đi vùng kinh tế mới, các anh có cày cuốc được gì đâu mà cũng
xin đi về vùng đất chết. Họ tình nguyện đi vì không muốn sống chung với
kẻ thù hay vì hy vọng có một cuộc sống khá hơn?
Những người còn ở
lại trong làng phế binh phải đương đầu với hoàn cảnh mới. Gia đình anh
Bảy Ca, người cho tôi tạm trú đã giao hẳn căn nhà cho tôi cùng với giấy
tờ, đã đăng ký đi vùng kinh tế mới hồi sáng nay. Anh Bảy dặn là tôi cứ ở
lại giữ nhà, khi nào yên thì anh sẽ về lại đây, tôi ừ à cho qua chuyện.
Thật ra tôi cũng chẳng thiết giữ căn nhà này làm gì vì không đủ sức
trang trải những chi phí điện nước và ăn uống hằng ngày. Tôi có ý định
rủ Nam cùng đứa con về đây ở chung, nhưng Nam cũng đã được cấp một căn
nhà ở làng phế binh lớn nhất trên Thủ Đức rồi. Tôi chỉ biết thở dài lo
âu.
Tin đồn nhà nước cộng sản lấy hết nhà trong làng trở thành
sự thực, ủy ban quân quản huyện Thủ Đức đã chính thức vào tiếp thu và
chia khu vực, lấy những khu nhà vắng chủ cấp phát cho một số đơn vị bộ
đội vào ở. Dân cư lại một lần nữa phải sắp xếp đồ đạc dọn nhà. Những gia
đình ở trong khu vực bị lấy nhà được hoán đổi sang những căn nhà bỏ
trống ở các con đường khác. Có người phải đổi nhà, dọn nhà tới hai lần.
Trong làng, không khí im lìm vắng vẻ. Chỉ còn một vài gia đình quyết
định ở lì trong làng phế binh, trong đó có tôi vì không có thân nhân. Mẹ
và chị hai tôi giờ này không biết ở đâu.
Cuộc sống trở nên khó
khăn. Một hôm Nam cùng thằng con nhỏ từ Làng Phế Binh Thủ Đức tìm đến
thăm tôi, cùng sống chung với tôi mấy ngày. Làng phế binh nơi Nam ở cũng
đang bị giải tỏa, Nam cho biết sẽ về lại quê cũ ở nhờ nhà người chị thứ
ba, người thương Nam nhất. Mặc dù không thấy đường, Nam kể lại cho tôi
nghe những mẩu chuyện thương tâm mà Nam đã nghe và chứng kiến.
Ngày
sau khi tôi rời Trại B Trung Tâm 3 Hồi Lực, Nam vào lại trại thăm tôi
cùng bạn bè và định ở lại chơi vài hôm. Nhưng bộ đội gác cửa không cho
ai vô, Nam đành dẫn con ra ngoài quán nước bên cạnh ngồi nghỉ. Tại đây
Nam được một anh bạn phế binh cũ đến chào hỏi thăm. Anh bạn này bị cụt
một tay không có thân nhân nên được gia đình chủ quán tốt bụng cho ở
tạm, hằng ngày anh ra đây phụ lau chùi bàn ghế và phụ bếp. Nam hỏi thăm
thì biết tôi đã về làng phế binh Rạch Chiếc và hôm nay đến thăm tôi.
Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát / Mẹ khấn đôi lời con có nghe / Vì nước bỏ mình là bất tử / Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Sunday, January 2, 2022
Những Mảnh Đời Rách Nát Chương 6 - Nguyễn Văn Huy & Phan Minh Hiển - Chương 6: Không còn nước mắt để khóc
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment